Trẻ em ở Nhật được dạy thói quen tư lập như thế nào?

 

Ở nhiều nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, …. nền giáo dục của họ thường định hướng cho trẻ em học cách sống tự lập ngay từ khi còn rất bé. Đối với các nước phương Tây, họ thường có xu hướng thả trẻ em ra bên ngoài để tự lập, nhưng cách đó rất khó học theo và có phần không hợp với văn hóa của người Châu Á. Trong khi đó, Nhật Bản – một nước Đông Á, lại có cách nuôi dạy con rất thông minh và hoàn toàn phù hợp với văn hóa của Việt Nam đó là: họ dạy cọn tự lập ngay từ những thứ nhỏ nhất. Do đó, khi trẻ lớn lên, chúng hoàn toàn có thể tự xoay sở mọi việc một mình cho dù phải đi tới bất cứ nơi đâu. Vậy bố mẹ Nhật đã làm như thế nào để con họ sớm tự lập được như vậy? Cùng theo dõi câu trả lời dưới đây nhé!

1.Tự lập từ ngay trong chính bữa cơm gia đình

Thay vì được bón và đút cơm đến tận năm lớp 5 như ở Việt Nam thì rất nhiều đứa trẻ ở Nhật Bản đã phải tự mình bón ăn ngay khi vừa tròn 1 tuổi. Việc tự lập sớm như vậy ở Nhật cũng có lẽ vì nước này luôn tin rằng, việc xây dựng nền tảng cho trẻ ngay từ khi còn bé là điều tối quan trọng cho việc giáo dục của trẻ sau này. Do vậy, những ông bố bà mẹ Nhật thường tạo rất nhiều điều kiện để bé có thể tự lập ngay từ những việc nhỏ nhất như tự ăn cơm. Lấy ví dụ như: những ông bố thường đóng những cái bàn, cái ghế vừa tầm so với chiều cao của bé, để bé có thể ngồi ăn một cách thoải mái và dễ dàng.

Trong khi đó, ở Việt Nam, với lối suy nghĩ truyền thống rằng: bọn trẻ còn quá nhỏ để có thể tự ăn bởi khả năng điều khiển của đôi tay và nhận thức của các bé còn hạn chế vậy nên nếu để cho bé ăn tầm tuổi đó bát đũa sẽ thường bị vỡ, cơm sẽ bị vung vãi khi ăn và tất nhiên là người lớn sẽ phải mất công dọn. Do vậy, bố mẹ Việt thường làm hết mọi việc cho trẻ để tiết kiệm thời gian và công sức.

Mặc dù vậy, chính những suy nghĩ truyền thống này lại khiến con cái họ luôn ỷ lại vào bố mẹ khi phải giải quyết một việc gì đấy và nó trở thành một thói quen khó bỏ của chúng sau này. Vì không muốn con cái mình như vậy, thế nên bố mẹ Nhật không ngại việc tốn thời gian để hỗ trợ con tối đa trong việc tự ăn, uống và dọn rửa. Bố mẹ Nhật sẽ mua cho con họ những bộ cốc, bát, bình nước bằng nhựa, dưới bàn ăn trải một tấm thảm bằng nhựa và chỗ rửa bát được thiết kế để con có thể trèo lên.  Do đó, việc làm vỡ bát, vung vãi cơm hay việc bố mẹ mất công phải dọn rửa bát của con sẽ không còn là vấn đề. Khi bọn trẻ phải tự dọn những thứ chúng làm vung vãi ra ngoài trong lúc ăn cơm, chúng sẽ có ý thức hơn trong việc ăn uống lần sau cũng như ý thức vệ sinh cá nhân hơn sau này.

Cũng bởi vì được rèn luyện tinh thần tự lập ngay từ khi còn bé như vậy, mà khi lớn lên người Nhật rất có ý thức và trách nghiệm với những việc mình làm. Họ không bao giờ xả rác bừa bãi, vi phạm luật giao thông hay phá hoại cảnh quan chung bởi họ biết rằng những gì họ gây nên sẽ phải gánh lấy hậu quả sau này. Trong khi đó, chính vì thói quen được nuông chiều từ nhỏ mà dân Việt thường không quan tâm đến những việc đó lắm vì họ biết rằng những việc họ gây ra sẽ có người khác “dọn” hộ. Vậy nên, ý thức và trách nghiệm trong công cuộc giữ gìn văn hóa chung là rất kém.

2. Không chỉ trích kết quả

Đối với quá trình phát triển phát triển nhận thức và thói quen tự lập, giáo dục Nhật Bản chú trọng vào quá trình hơn là kết quả. Bố mẹ Nhật sẽ luôn động viên, khích lệ con mỗi khi con làm tốt và không bao giờ tức giận, quát mắng, hay đánh con khi con làm sai, làm hỏng điều gì đấy, mà thay vào đó sẽ nhẹ nhàng chỉ con ra những chỗ làm chưa tốt, chưa đúng và yêu cầu con làm lại đến khi nào đúng mới thôi. Ngay từ lúc nhỏ, trẻ em đã luôn thích khám phá, học hỏi và bắt chước người lớn và môi trường mà chúng đang sống. Thế nên, việc dạy trẻ tự lập cần phải được thiết lập dựa trên nền tảng này. 

Bạn biết đấy, khi dạy trẻ con, cho dù những lời chê bai, trách móc có đúng đi chăng nữa cũng sẽ khiến chúng dễ bị sợ, bị tổn thương và không còn hứng thú khi phải làm việc đó sau này. Để điều đó không xảy ra, bạn cần phải luôn nhớ rằng: đến ngay cả người lớn như chúng ta đôi khi phải làm sai một điều gì đó rất nhiều, huống chi mới chỉ là một đứa trẻ - chúng hoàn toàn chưa có bất kỳ khái niệm đúng sai nào trong đầu cả. Tất cả những gì chúng làm là theo bản năng. Vì thế, bạn nên kiên nhẫn với các lỗi sai của con hơn từ đó uốn nắn và bảo ban một cách nhẹ nhàng hướng chúng tiếp thu việc tự lập như một lẽ tự nhiên.

3. Dạy bé tự lập từ nhỏ đến lớn, từ dễ đến khó

Khi đã hình thành được thói quen tự lập cho bé ngay từ những bước đầu như tự ăn, tự làm vệ sinh cá nhân. Sau khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuổi cho đến khi bước vào lớp 1, các ông bố bà mẹ Nhật sẽ hướng con mình có thể tự làm được rất nhiều việc như biết vứt rác đúng nơi quy định, biết tự ăn, uống, biết tự mặc, tự vệ sinh cá nhân, tự làm việc nhà, tự vứt rác đúng nơi quy định, tự đến trường và quan trọng hơn cả là biết tự giúp đỡ những người xung quanh. Khi đến Nhật, chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy các hình ảnh những đứa bé dù còn rất nhỏ nhưng đã có thể phụ mẹ chúng sách đồ khi đi siêu thị, tự xếp hàng đi mua đồ như người lớn, tự sách balo đi đến trường, và đặc biệt là bé tự biết nhặt rác ở ngoài đường khi nhìn thấy và bỏ đúng vào nơi quy định.

Ở Nhật, thông thường, cấp 1 thường bắt đầu từ buổi sáng và kết thúc vào buổi chiều. Ở giữa các tiết học, các bé phải tự mình dọn dẹp lại vị trí chỗ ngồi, dọn vệ sinh lớp và tự chuẩn bị sách vở và thay quần áo cho môn học kế tiếp. Một điều khá thú vị ở đây, là trẻ em phải mang rất nhiều quần áo và thay thường xuyên. Nguyên nhân bởi vì có rất nhiều tiết học bé phải hoạt động ở ngoài trời và để khuyến khích bé vui chơi không sợ bẩn, bố mẹ Nhật đã chuẩn bị rất nhiều quần áo cho con để bé mang đi học. Đến buổi trưa, bé lấy các suất cơm do mẹ đã chuẩn bị trước ở nhà để ăn, sau đó bé sẽ tự động dọn đồ ăn, làm các công tác vệ sinh cá nhân, thay quần áo và tự động đến chỗ nghỉ ngơi trước khi vào học lớp buổi chiều. Quan niệm ở việc dạy con cái ở Nhật là cho trẻ làm các công việc từ dễ và nhỏ trước sau đó mới làm sang việc khó và lớn hơn. Ví dụ như: bố mẹ Nhật sẽ để con mình tập thói quen tự ăn và làm vệ sinh cá nhân trước, đến khi nào thành thạo bắt đầu cho bé dọn phòng. Dần dần và tuần tự, trẻ em Nhật Bản sẽ học được thói quen tự lập ngay từ khi còn bé mà không thua kém bất kỳ trẻ em ở các nước phương Tây nào. 

TAGS :

Viết bình luận