Sai lầm kinh điển khiến trẻ dễ gù lưng ngay từ khi sơ sinh

 

Chiếc cặp Randoseru “thần thánh” của Nhật Bản hẳn đã rất quen thuộc với các mẹ Việt Nam nhờ chức năng chống gù lưng vô cùng tuyệt vời cho trẻ từ tiểu học. Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều mẹ chỉ mới quan tâm vấn đề gù lưng khi con bước sang độ tuổi đến lớp. Mẹ không biết rằng, những thói quen tưởng chừng như vô hại của mẹ với bé ở độ tuổi sơ sinh cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng gù lưng, cong vẹo cột sống sau này.

Cấu tạo xương sống của bé sơ sinh

Khi nuôi con, không ít phụ huynh chỉ chăm chăm quan tâm đến chiều cao, cân nặng của bé mà quên mất cột sống cũng là yếu tố cần phải bảo vệ. Độ tuổi từ sơ sinh tới 3 tuổi là thời kỳ vàng cho sự phát triển của bé nói chung và cho cột sống nói riêng, bởi 3 phần cong của xương sống đều hình thành trong giai đoạn này.

Xương sống của bé và người lớn

+ Giai đoạn 1: Xuất hiện vào 3 tháng đầu tiên sau khi sinh

Xương sống của trẻ sơ sinh tương đối mềm, thẳng tắp và không hề có đốt cong. Bắt đầu từ tháng thứ 3, phần cong của xương sống mới bắt đầu nhú lên, thông qua gáy và lưng tạo nên đốt cong thứ nhất hay chính là phần lồi trước xương cổ. Giai đoạn này, xương sống của trẻ đặc biệt “nhạy cảm” với những tác động từ bên ngoài (va đập mạnh, rung chấn…), nằm sai lệch tư thế đều có thể là nguyên nhân khiến xương trẻ bị cong vẹo.

+ Giai đoạn 2: Xuất hiện từ tháng thứ 6

Khi được 6 tháng, bé có thể tự ngồi mà không cần ai đỡ, bởi đốt cong thứ hai ở cột sống ngực dần được hình thành.

+ Giai đoạn 3: Xuất hiện sau khi bé 1-3 tuổi

Bé 1 tuổi bắt đầu tập đi và hình thành đốt cong thứ ba của cột sống nằm ở phần xương thắt lưng. Phần xương eo sẽ lồi ra phía trước.
Xương sống của bé dưới 3 tuổi còn rất mềm và yếu ớt, đăc biệt là trước 6 tháng, xương sống chưa thể chống đỡ được trọng lượng cơ thể. Chính vì vậy, mẹ cần hết sức lưu ý để không phạm phải 3 sai lầm “thường gặp” sau:

Bế bé sai tư thế

Trong 3 tháng đầu đời, xương sống của bé khá mềm. Nếu bế bé nằm thẳng, song song với mặt đất sẽ khiến trọng lượng cơ thể dồn hết xuống phần xương cổ. Điều này có thể dẫn tới những tổn thương quanh phần cổ. Mặt khác, nếu thường xuyên bế bé kiểu này, xương sống của bé sẽ bị đè nén và phát triển dị dạng. Chính vì thế, tốt nhất, nên bế bé nằm hơi chếch người và dùng tay nâng sau gáy của bé trong tháng đầu tiên.

Cho bé nằm võng thường xuyên

Người Việt có thói quen cho con ngủ võng, xem võng như “liều thuốc ru ngủ” hiệu quả để trẻ mau vào giấc. Tuy nhiên, việc nằm võng thường xuyên, nhất là cho trẻ dưới 3 tháng tuổi sẽ tăng nguy cơ trẻ bị cong vẹo cột sống, gù lưng.

 

Nằm võng là “thủ phạm” khiến trẻ dễ bị cong, gù lưng

Điều này được lý giải là do bề mặt võng tạo đường cong chữ C nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ. Toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ dồn hết vào phần cột sống ở lưng. Trong khi đó, xương sống của bé thì còn rất mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành nên tình trạng cong vẹo cột sống lại càng dễ xảy ra hơn. Mặt khác, khi nằm võng, toàn bộ khu vực lưng và lồng ngực của trẻ bị gập cong, gây nên tình trạng khó thở hơn so với khi nằm thẳng. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim và phổi cho trẻ sau này.

Vì vậy, mẹ cần lưu ý:

- Lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để lưng trẻ được nâng đỡ tốt nhất.

- Mẹ chỉ nên cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

- Không cho trẻ ngủ võng khi chưa đủ 3 tháng.

Chọn xe đẩy có LƯNG GHẾ BỊ VÕNG

Thông thường, các mẹ tìm đến một chiếc xe đẩy chỉ với nhu cầu cơ bản là cho bé ngồi/nằm trên xe đẩy và đẩy xe tiện lợi. Bởi vậy, chủ yếu các mẹ chỉ quan tâm đến góc ngả của lưng ghế, có ngả được hoàn toàn hay không, lưng ghế có dựng lên cho bé ngồi được không. Điều này đúng nhưng chưa đủ!

Tương tự như trường hợp cho trẻ nằm võng, việc lựa chọn một chiếc xe đẩy có lưng ghế không chắc chắn cũng có thể là “thủ phạm” khiến lưng trẻ bị tật, phát triển xấu. Lý do là bởi lưng ghế xe đẩy đa phần là vải hoặc bằng vải lưới, dễ bị võng và chùng xuống khi bé nằm, không nâng đỡ được hệ xương lưng còn yếu của trẻ. Hệ quả là xương sống của bé sẽ dễ bị cong vẹo, gây nên hiện tượng gù lưng.

Chính vì vậy, khi chọn xe đẩy cho bé, mẹ cần đặc biệt lưu ý chọn loại xe đẩy có lưng ghế chắc chắn để chống gù lưng.

 

Xe đẩy Well Comfort Cozy của Combi Japan có lưng ghế chống gù chắc chắn

Giải pháp là xe đẩy chống gù có lưng ghế bằng nhựa hoặc vải căng chắc chắn KHÔNG BỊ CHÙNG/VÕNG giúp nâng đỡ toàn bộ trục xương sống. Nhờ vậy, bé nằm thoải mái trên một mặt phẳng và không bị cong/gù lưng, tạo đường thở tối ưu. Một số dòng xe đẩy chống gù có trang bị phần lưng đỡ bằng nhựa có nhiều lỗ thoáng khí nên ngay cả vào mùa hè, đệm xe cũng không bị bí nóng.
Mẹ có thể tham khảo dòng xe đẩy Well Comfort Cozy của Combi Nhật Bản – chiếc xe đẩy chống gù lưng hiệu quả với rất nhiều ưu điểm khác như chống shock tối ưu, xách thật nhẹ - gập thật gọn – lướt thật êm. Tin vui cho mẹ là xe đẩy Cozy chống gù lưng đang có chương trình ưu đãi giảm giá 20% đấy. Mẹ xem thông tin tại MamanBéBé.

TAGS :

Viết bình luận