Bí quyết chăm trẻ sốt vào mùa đông

Mùa đông độ ẩm trong không khí thấp là điều kiện để virus, vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt ở trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng còn non yếu, rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. 

 

Hình 1. Trẻ ốm sốt 

Để chăm bé luôn khỏe cũng như có những biện pháp xử lý bệnh tình kịp thời cho trẻ, Combi sẽ mách ba mẹ một số mẹo nhỏ trong bài viết dưới đây! 

Trẻ sốt có biểu hiện gì?

Con sốt cao là mối lo lớn của bố mẹ trong mùa lạnh. Trẻ có thể sốt do nhiều lý do: Cảm lạnh, cảm cúm, đau họng, sưng amidan, nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm phổi, sốt xuất huyết... 

Có thể phát hiện trẻ ốm sốt có các biểu hiệu sau:

  • Trẻ li bì, mệt mỏi hoặc kích thích, quấy khóc
  • Biếng ăn
  • Thở nhanh
  • Sờ nách hoặc bụng trẻ thấy ấm, nóng 
  • Co giật

Nên chăm sóc trẻ sốt như thế nào?

Trẻ có thể sốt do nhiều lý do và nếu trẻ không may bị sốt, ba mẹ cần nắm rõ cách chăm sóc và hạ sốt cho trẻ trong thời tiết này.

Nguyên tắc 1: “4 ấm - 1 lạnh”

Cần giữ ấm bàn tay, bàn chân, lưng và bụng; song không nên che kín đầu, nhất là khi trẻ sốt hay ngủ. Không nên mặc cho bé quá dày và đắp quá nhiều chăn, điều này sẽ khiến bé ra nhiều mồ hôi hơn và thấm ngược vào cơ thể, dễ tái sốt.

Hình 1. Nguyên tắc “4 ấm - 1 lạnh” khi trẻ sốt

Nguyên tắc 2: Liên tục thải nhiệt cho trẻ

Chườm ấm vùng trán, hai bên nách, hai bên bẹn giúp trẻ thải bớt nhiệt. Khi trời lạnh, ba mẹ nhớ chườm đến đâu che cơ thể trẻ đến đấy, chườm xong thì mặc lại quần áo ngay.

Hình 2. Nguyên tắc Liên tục thải nhiệt khi trẻ sốt

Nguyên tắc 3: Liên tục bù nước cho trẻ

Trẻ khi sốt sẽ rất háo nước, mẹ nên tích cực cho bé bú để bù đủ nước. Trẻ lớn nên uống nhiều nước và bổ sung thêm chất lỏng từ sữa, thức ăn, nước trái cây, nước ép rau củ, dung dịch điện giải…

 

Hình 3. Nguyên tắc Bù nước khi trẻ sốt

Nguyên tắc 4: Tắm/lau người bằng nước ấm

Trẻ sốt vẫn có thể tắm gội bằng nước ấm để giúp trẻ thư giãn, ngủ ngon hơn và sớm bình phục. Hoặc mẹ chỉ cần lau rửa cho trẻ là đủ.

Nếu tắm, mẹ nhớ đóng cửa phòng kín gió, pha nước tắm thấp hơn 3 độ so với thân nhiệt trẻ, tắm nhanh trong vòng 5 phút, sau đó lau khô người và mặc quần áo nhé!

 

Hình 4. Nguyên tắc Tắm và lau người bằng nước ấm khi trẻ sốt 

Nguyên tắc 5: Khám bệnh kịp thời

Nếu sử dụng các phương pháp trên nhưng trẻ vẫn sốt cao trên 40 độ C, có dấu hiệu ngủ li bì, tay chân lạnh, nôn, cứng cổ, ... thì cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời

Hình 5. Nguyên tắc Khám bệnh bác sĩ khi trẻ sốt không giảm 

Đề phòng ốm sốt ở trẻ như thế nào?

Để giúp trẻ phòng ngừa ốm sốt lúc giao mùa hay mùa đông, ba mẹ cần quan tâm từ khâu ăn uống, mặc, lúc chơi và cả khi trẻ ngủ.

Hạn chế cho trẻ ăn uống các loại thức ăn đã nguội lạnh, nhất là uống nước lạnh. Khi thời tiết chuyển lạnh cần giữ ấm cho trẻ ngay cả khi ở trong nhà

Khi tắm cho trẻ nên dùng nước ấm và tắm trong phòng kín gió, tắm xong cần lau người và mặc quần áo thật nhanh và sấy khô người. Không để gió lùa vào phòng học, phòng ngủ và phòng vui chơi của trẻ.

Hàng ngày cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý vô khuẩn, rửa tay với xà phòng hàng ngày. Cần cho trẻ ăn đủ chất, ăn thêm trái cây, thức ăn giàu vitamin để có đủ lượng vi chất cần thiết tạo kháng thể.

Không kém phần quan trọng, thường xuyên theo dõi và nắm bắt rõ thân nhiệt của bé là việc cần thiết để ba mẹ phòng tránh những cơn sốt bất ngờ cho con. Chính vì vậy, trong tủ thuốc mỗi gia đình luôn cần có nhiệt kế.

Hình 6. Sử dụng Nhiệt kế để theo dõi sức khỏe trẻ mỗi ngày

Ba mẹ có thể tham khảo các dòng Nhiệt có có tính năng lưu trữ kết quả những lần đo trước sẽ tiện lợi hơn cho việc theo dõi nhiệt độ cơ thể bé như Nhiệt kế hồng ngoại Combi và tìm mua tại Hệ thống phân phối sản phẩm Combi để sở hữu sản phẩm Nhiệt kế chính hãng!
 

TAGS :

chăm trẻ sốt chăm trẻ sốt tại nhà ốm sốt trẻ ốm trẻ sốt trẻ sốt mùa đông
Viết bình luận