Các thói quen tốt đều được hình thành nhờ vào việc thiết lập và thực hành thường xuyên. Việc đưa ra các “luật lệ tại bàn ăn” ngay từ khi bắt đầu ăn dặm cho trẻ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ và ba mẹ sau này.
Hãy cùng Combi khám phá những nguyên tắc thiết lập kỷ luật bàn ăn cho trẻ và lợi ích của những nguyên tắc đó nhé!
1. CHO TRẺ TẬP ĂN VỚI GHẾ ĂN DẶM
Quy tắc đầu tiên và quan trọng mà bố mẹ cần áp dụng khi bé bắt đầu ăn dặm đó là cho bé tập ăn với ghế ngồi ăn dặm! Việc cho trẻ ăn nằm có thể dẫn đến nguy cơ trẻ bị sặc thức ăn khá nguy hiểm. Ghế ngồi ăn dặm sẽ rèn luyện cho bé có thói quen ngồi nghiêm chỉnh khi đến bữa ăn, đồng thời, sẽ giúp bé tập trung hơn vào việc ăn và có lợi cho hệ tiêu hoá của bé.
Hình 1. Cho bé tập ăn uống với ghế ăn dặm
2. KHÔNG ÉP ĂN, KHÔNG TRỪNG PHẠT, KHÔNG KHEN NGỢI THÁI QUÁ
Nhu cầu ăn uống của mỗi bé là khác nhau, chính vì vậy ép bé phải ăn thật nhiều theo lượng mẹ mong muốn, lâu dài sẽ hình thành ở bé tâm lý sợ hãi và chán ăn. Và ba mẹ không nên thực hiện những hành động phạt trẻ khi con không chịu ăn, bởi hành động này sẽ chỉ gây ra tâm lý nặng nề cho cả mẹ và bé.
Một điều lưu ý là ba mẹ cũng nên khen ngợi bé quá nhiều hoặc khen ngợi thái quá. Khi được khen nhiều lần, bé sẽ dần phụ thuộc vào lời khen của ba mẹ và trẻ sẽ ăn do được khen thay vì ăn và hấp thụ nhiều dinh dưỡng do nhu cầu của cơ thể
Hình 2. Không ép ăn, không trừng phạt, không khen ngợi thái quá
3. CHÚ Ý THỜI GIAN CHO BÉ ĂN DẶM
Thực tế, trẻ nhỏ chỉ có khả năng tập trung trong khoảng 30 phút. Để trẻ tập trung vào bữa ăn hơn, ba mẹ nên giới hạn thời gian ăn của trẻ trong vòng 30 phút. Liên tục chú ý thời gian trẻ nhỏ dùng bữa trong vòng tối đa 30 phút sẽ khiến bé dần hiểu được rằng bữa ăn chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và nếu không ăn bé sẽ bị đói.
Hình 3. Giới hạn thời gian ăn dặm của trẻ tối đa 30 phút
3. THIẾT LẬP LỊCH SINH HOẠT CHO TRẺ NHỎ
Lợi ích khi ba mẹ thiết lập lịch sinh hoạt của trẻ nhỏ bao gồm: giúp trẻ ngủ đúng giờ, có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện; bố mẹ có thể chủ động chăm sóc bé, tận dụng được thời gian linh hoạt. Đặc biệt, khi có giờ giấc sinh hoạt rõ ràng, trẻ sẽ hạn chế đòi chơi trong giờ ăn và tập trung dùng bữa hơn.
Hình 4. Thiết lập lịch sinh hoạt cho trẻ nhỏ
4. ĐỔI MÓN THƯỜNG XUYÊN
Đổi món không chỉ là đổi nguyên liệu mà còn đổi cả cách chế biến. Khẩu vị trẻ nhỏ cũng giống người lớn, nếu cứ chỉ ăn đi ăn lại một món thì nhanh chán. Do đó, dù lượng ăn của bé ít hay nhiều, mẹ cũng nên thay đổi các món thường xuyên. Điều này cũng không chỉ cho bé làm quen với đa dạng các loại thức ăn mà còn nạp đủ chất dinh dưỡng phong phú hơn.
Hình 5. Đổi món ăn dặm thường xuyên
5. CHO BÉ THỬ SỨC VỚI VIỆC TỰ TẬP ĂN
Ngay sau khi bé đã biết cầm, nắm đồ vật, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập sử dụng nĩa, thìa ăn dặm và hướng dẫn bé dùng thìa dĩa đưa thức ăn vào miệng đúng cách. Khi bé thành thạo và sử dụng thìa dĩa đúng cách, mẹ có thể chuyển sang cho bé tập dùng đũa tập ăn.
Việc rèn luyện này cho trẻ giúp bé học được các kỹ năng vận động tinh mà còn giúp bé tập nhai và làm quen với các hành động, thói quen ăn uống như người lớn.
Hình 6. Cho bé thử sức với ăn tự lập
Để bé sở hữu thói quen ăn uống lành mạnh, cơ thể phát triển khỏe mạnh, ba mẹ hãy lưu ý ngay một số tip kỷ luật bàn ăn cho bé ở trên nhé!
Đừng quên theo dõi Combi Vietnam để cập nhật các kiến thức chăm trẻ khoa học nhé ba mẹ!