Để giúp con cải thiện bệnh lười ăn, việc đầu tiên là mẹ nên nắm rõ mục đích của việc tập ăn của trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi này. Đó là: rèn luyện cho trẻ có thói quen ăn uống khoa học, nuôi dưỡng niềm vui với ăn uống chứ không phải là cố ăn thật nhiều. Chỉ khi nắm rõ được mục đích đó, mẹ sẽ giúp con hạn chế được bệnh lười ăn bằng 7 bước nhỏ dưới đây nhé:
Bước 1: Cho con tận hưởng niềm vui "chén sạch đĩa thức ăn"
Ba mẹ buồn khi bé không ăn hết đĩa thức ăn bao nhiêu thì bé cũng cảm thấy buồn vô cùng khi thấy vẻ mặt thất vọng của cha mẹ lúc đó. Xem thêm bảo trì thiết bị bếp công nghiệp Thế nên thay vì chất thật nhiều đồ ăn cho bé, ba mẹ hãy chia thức ăn ra nhiều lần, để trẻ ăn hết rồi lấy thêm. Sau mỗi lần bé ăn hết hãy vỗ tay khen ngợi bé để bé cảm nhận được niềm vui ăn uống và muốn ăn thêm.
Bước 2: Trẻ có thực sự đói bụng không?
Một nguyên nhân rất lớn khiến trẻ không chịu ăn là vì "cái bụng" của con không đói. Mẹ đón bé từ trường về, sợ bé đói lại cho bé ăn vặt nên đến bữa bé sẽ "lửng bụng" và không muốn ăn nữa. Vì vậy mẹ nên lưu ý giãn bữa phụ và bữa chính ra nhé!
Bước 3: Cho trẻ được tự bốc/xúc ăn
"Mẹ đút thì con mới ăn được nhiều" hay "để con tự xúc, con làm đổ dọn mệt lắm"...Những quan điểm sai lầm trên đã vô tình tước đi niềm vui ăn uống cũng như hạn chế sự tự chủ, sự khéo léo của bé. Hãy để bé chủ động nha mẹ.
Bước 4: Chế biến sao cho trẻ dễ ăn nhất
Mẹ hãy lưu ý tới độ thô, mềm của thức ăn trong từng giai đoạn ăn dặm để bé dễ nhai, dễ cầm nắm thức ăn hơn.
Bước 5: Đa dạng hóa thức ăn và cách trình bày
Để trẻ làm quen với các loại thực phẩm cũng như hào hứng ăn hơn.
Bước 6: Cùng trẻ chế biến món ăn
Mẹ có thể cho bé tham gia các công đoạn nấu nướng từ việc đi chợ chọn thực phẩm, hái/nhặt/rửa rau, bày thức ăn... Mẹ sẽ tốn nhiều thời gian hơn với "phụ bếp" bắt đắc dĩ này nhưng bù lại, trẻ sẽ được học hỏi nhiều hơn để có thêm sự trân trọng, hứng thú với thức ăn. Và nhất là bố mẹ và bé sẽ có những kỉ niệm đẹp để hiểu và gắn bó hơn đây!
Bước 7: Kỉ luật - kiên nhẫn và không nổi giận
Bố mẹ không nên để trẻ phân tâm vào điện thoại, tivi khi ăn. Bố mẹ cũng nên quy định chỉ ăn trong 30p, nếu lâu hơn thì mẹ có thể dọn đi để trẻ biết tuân thủ thời gian.
Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý là ngay khi bắt đầu bữa ăn, mẹ không nên làm giảm cảm hứng của trẻ bằng những câu lệnh: "Không ăn thì thôi mẹ dọn", "Không ăn thì mẹ không cho xem tivi". Thay vào đó, ba mẹ hãy khuyến khích, khen ngợi trẻ. Cũng đừng ngại cho trẻ ăn cùng cả gia đình để trẻ cảm nhận niềm vui, sự gắn kết của gia đình nha.
Mẹ có thể giúp trẻ hào hứng hơn với việc ăn uống cũng như giúp mẹ chế biến thức ăn chuẩn hơn bằng những chiếc bát, dĩa, rây lọc... của Combi tại MamanBéBé nhé.
Nguồn: Kilala
illeroP Trả lời
According to this hypothesis, the degree of MDR in cancer patients would be consequently reduced when chemotherapy occurred in combination with heparin treatment lasix and enalapril for dogs