7 nguyên tắc “vàng” tập ăn dặm cho bé

 Giai đoạn trẻ được 6 tháng tuổi chính là thời điểm phù hợp để mẹ cho bé tập ăn dặm. Bé sẽ làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ và đây cũng là cách để mẹ rèn luyện cho bé thói quen tự lập trong ăn uống.  

Một chế độ ăn dặm phù hợp theo đó sẽ tạo cho con một bước khởi đầu tốt đẹp. Combi xin chia sẻ với mẹ những nguyên tắc “vàng” sau:

1. Cho bé ăn từ ngọt đến mặn

Giai đoạn tập cho bé ăn dặm có một công thức mẹ cần nhớ đó là chỉ nên cho bé ăn bột ngọt như bột gạo,bột yến mạch, ...nấu cùng rau, củ quả trước, sau đó mới cho bé ăn các bữa ăn có cá, thịt…dần. Bởi 6 tháng trước đó, hệ tiêu hóa của bé chỉ quen với sữa mẹ. Do đó, lúc ăn dặm ban đầu, bé sẽ dễ quen hơn với việc ăn các loại bột ngọt có vị gần như sữa mẹ hơn là thức ăn mặn.

2. Cho Bé ăn từ loãng đến đặc

Đây là nguyên tắc thứ 2 mẹ tuyệt đối không được “QUÊN”.  Khi mới bước vào thời kỳ ăn dặm, bé đã có cả một giai đoạn trước đó (6 tháng) chỉ sử dụng sữa (dạng lỏng). Chính vì vậy khi cho bé làm quen với thực đơn mới, mẹ cần tập dần cho bé ăn từ thức ăn loãng đến đặc để bé có thời gian thích ứng và làm quen với khẩu phần ăn của mình.

                                                     

3. Cho bé ăn từ ít đến nhiều

Nguyên tắc này nhấn mạnh đến yếu tố “mức độ” cho bé ăn. Mẹ nên cho bé ăn theo mức độ tăng dần đều, không nên cho bé ăn quá nhiều ngay từ đầu. Thậm chí ngay cả khi bé ăn ngon miệng mẹ cũng không nên cho bé ăn thêm, bởi hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu nên nếu ăn nhiều quá có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa non nớt của bé. Việc cho bé ăn từ ít đến nhiều sẽ giúp hệ tiêu hóa dần “làm quen” với lượng và loại thức ăn của bé.

4. Thời điểm “bắt đầu” và thời điểm “kết thúc” phải chuẩn

Điểm đặc biệt của phương pháp ăn dặm kểu Nhật  chính là muốn tập cho bé thói quen ăn uống tự lập, khoa học. Do đó, mẹ nên nhớ thời điểm “bắt đầu” và “kết thúc” ăn của bé phải chuẩn để thiết lập cho đồng hồ sinh học trong bé hoạt động đúng và đều đặn cũng như giúp bé không “mè nheo”, không có tình trạng ăn cơm cả tiếng đồng hồ và biến cả nhà thành “gánh xiếc”

5. Để bé làm quen với một loại thức ăn từ 3-5 ngày

Việc này có nhiều cái “lợi” mà mẹ dễ dàng nhận thấy:

- Thứ nhất, khoảng thời gian 3-5 ngày sẽ giúp mẹ phát hiện những trường hợp bé “không may” bị dị ứng với thực phẩm.

- Thứ hai, nếu món ăn hợp với bé thì việc thay đổi sang món ăn khác sau thời gian trên sẽ giúp bé không bị nhàm chán với món ăn cũ và luôn cảm thấy hứng thú với mỗi khi giờ ăn tới.

                                                             

6. Cân đối các nhóm thực phẩm

Không nên chỉ cho bé ăn một nhóm thực phẩm nào đó, đây là điều mẹ cần nhớ rõ . Duy trì những bữa ăn của bé bằng một chế độ cân đối 4 nhóm thực phẩm gồm: Nhóm bột đường, Nhóm đạm, Nhóm béo, và Nhóm vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ giúp bé luôn đảm bảo được  cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của bé.

7. Nêm muối đúng cách

Dưới 1 tuổi, nhu cầu về muối của bé chưa cao, mặt khác thận của bé còn rất yếu. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nêm muối, mắm vào thức ăn dặm của trẻ. Khi trẻ trên 1 tuối, mẹ có thể nêm chút muối vào thức ăn của cho bé.

Hãy thiết lập cho bé một chế độ ăn dặm “chuẩn” ngay từ khi mới khởi đầu để “bé khỏe mẹ nhàn” nhé! 

Mách mẹ một mẹo nhỏ để bé hứng thú trong quá trình tập ăn dặm đó là chuẩn bị cho bé những dụng cụ ăn nhỏ xinh. Một độ đồ ăn dặm sẽ “ghi điểm” trong trường hợp này. Mẹ có thể tìm cho bé những bộ đồ ăn dặm tại MamanBéBé!

 

 

 

TAGS :

Bình luận (2)
binh-luan

Vomykerry Trả lời

cialis buy Drug inducible systems

binh-luan

Jittymync Trả lời

https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Shsnbz Tmiclh buying cialis online Discount Real Elocon Buying In Germany https://newfasttadalafil.com/ - cialis 20mg for sale Clnsyo Buy Terbinafine Tablets

Viết bình luận