Cảnh báo nguy hiểm khi cha mẹ để trẻ sơ sinh ngủ trên ghế ô tô quá lâu

Để trẻ ngủ lâu trên ghế ô tô tại sao lại nguy hiểm đến vậy? Cha mẹ cần làm gì để đảm bảo an toàn cho trẻ? Tham khảo ngay ý kiến chuyên gia về vấn đề này mẹ nhé.

Thực tế đã có rất nhiều tai nạn thương tâm xảy ra khi cha mẹ để trẻ nhỏ ngủ trong ô tô một mình dù là trẻ được lắp đặt ghế ô tô riêng. Chính điều này đã thôi thúc các nhà khoa học ở Đại học Southampton, Đại học Bristo và các bác sĩ bệnh viện NHS Foundation Trust (Anh Quốc) thực hiện một nghiên cứu liên quan tới vấn đề này.

Có 40 trẻ sơ sinh được chọn lựa tham gia nghiên cứu này. Trong đó, có 19 bé sinh đủ tháng và 21 bé sinh non nhưng đã được chăm sóc và hoàn toàn khỏe mạnh khi xuất viện. 

Trẻ sơ sinh thường có thói quen ngủ trên ghế ô tô 

Các bé được theo dõi liên tục về nhịp thở, nhịp tim, nồng độ oxy trong máu và lượng carbon dioxide khi thở vào và thở ra khi dành 30 phút ở ba tư thế khác nhau.

Một nửa số trẻ được phân bổ ngẫu nhiên để kiểm tra tình trạng theo thứ tự sau (giao thức A):

  • Cho trẻ ngồi trên bề mặt nằm ngang, góc ngồi 30◦ (trong điều kiện tĩnh)
  • Cho trẻ ngồi trong ghế ô tô, góc ngồi 40◦ (tĩnh)
  • Sau đó, vẫn cho trẻ ngồi trong ghế ô tô với góc ngồi 40◦ giống như trên, cho xe di chuyển với tốc độ 30 dặm/giờ (chuyển động)

Nửa còn lại tham gia nghiên cứu theo một thứ tự khác (giao thức B): tĩnh 40◦, di chuyển 40◦, sau đó tĩnh 30◦. Các vị trí 30◦ tĩnh đã được thử nghiệm bằng ghế ô tô riêng của trẻ sơ sinh, vì trẻ đã sẵn sàng để về nhà. Các thử nghiệm 40◦ đã cho trẻ ngồi cùng một chỗ giống thực tế trên bộ mô phỏng chuyển động trong phòng thí nghiệm.

Cha mẹ có thể để trẻ ngủ trên ghế nhưng cần trông nom trẻ cẩn thận

Sau khi tiến hành thử nghiệm, kết quả thu lại được cho thấy: Ở vị trí tĩnh 30◦, trẻ không có nhiều chuyển biến trạng thái sức khỏe và mọi vấn đề đều trong tầm kiểm soát.

Tuy vậy, khi chuyển tư thế sang góc ngồi 40◦ và di chuyển, em bé ở vị trí này có nhịp tim và nhịp thở cao hơn đáng kể và nồng độ oxy trong máu thấp hơn. Điều này có thể gây ra những tình trạng sức khỏe không mong muốn đến với trẻ.

Và từ kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ ngồi ghế ô tô quá lâu đặc biệt là khi xe đã dừng hẳn, tắt động cơ khiến nồng độ oxy trong xe xuống thấp, dễ gây ra hiện tượng ngạt khí cho trẻ.

Một vài lời khuyên được các chuyên gia khuyến khích cha mẹ thực hiện để đảm bảo an toàn cho trẻ như:

Đặc biệt không cho trẻ ngủ quá lâu trên xe nhất là khi xe đã dừng

  • Tiếp tục cho trẻ sử dụng ghế ô tô trên tất cả các hành trình dù ngắn hay dài bởi ghế ô tô là đồ dùng bảo vệ trẻ quan trọng nhất khi di chuyển
  • Cha mẹ hoặc người lớn đi cùng xe luôn luôn là người cuối cùng rời xe
  • Với các hành trình dài, cứ mỗi 2 tiếng lái xe, nên có ít nhất 15 phút nghỉ giữa chừng, cho bé rời khỏi ghế và hít thở không khí bên ngoài
  • Không để trẻ lại một mình trên xe đặc biệt là khi động cơ của xe vẫn đang mở hoặc đã tắt động cơ bởi đây là hai trường hợp nguy hiểm nhất, có thể gây ra những hậu quả nặng nề dù chỉ trong một thời gian ngắn mà cha mẹ không thể kiểm soát.
  • Ngay khi kết thúc hành trình, đưa bé ra ngoài và tháo ghế ô tô của bé khỏi xe

Với những thông tin trong bài viết, chúc cha mẹ và bé có hành trình an toàn cùng ghế ô tô cho bé.

Theo NHS
 

TAGS :