Bé đi xe máy – những điều cha mẹ cần lưu ý

Trẻ nhỏ đi xe máy với cha mẹ như thế nào để đảm bảo an toàn? Những tình huống nào sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm trên đường di chuyển? Làm thế nào để hạn chế những tình huống đó? Cùng Combi tìm hiểu thêm nhé!

Xe máy là phương tiện di chuyển của phần lớn dân số nước ta. Với sự tiện lợi và nhanh gọn, cha mẹ không thiếu những lúc sử dụng xe máy cùng với bé nhà mình nhất là khi cần đưa trẻ đi chơi, đi thăm gia đình...

Luật giao thông đường bộ nước ta quy định rất rõ các nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Tuy vậy, những quy định cho trẻ nhỏ còn khá hạn chế trong khi đây là đối tượng đặc biệt cần sự lưu tâm từ cha mẹ.

 

 

Bé đi xe máy cần chú ý nhiều điều để đảm bảo an toàn

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường phải dựa vào sự hỗ trợ của cha mẹ để chống lại những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, gây chấn thương cho trẻ. Trẻ càng nhỏ tuổi, sự chủ động càng thấp, khả năng tự vệ càng thấp và sự phụ thuộc vào cha mẹ cũng như những đồ dùng bảo vệ càng cao.

Những quy tắc an toàn

Tai nạn giao thông luôn xảy ra bất ngờ. Với cường độ khác nhau, trẻ nhỏ có thể bị thương tổn từ nhẹ cho tới nặng khi có va chạm, tai nạn xảy ra. Và đây là những việc mà chuyên gia khuyên cha mẹ nên áp dụng để hạn chế các tình huống không mong muốn trên:

  • Trẻ dưới 1 tuổi cần được cha mẹ ôm trọn trong lòng mỗi khi ngồi xe máy. Cha mẹ nên sử dụng địu hoặc đai em bé chuyên dụng để giữ chặt bé, không để chân tay hay đầu trẻ thờ ra ngoài khi xe đang chạy.
  • Không cho trẻ ngồi phía sau tay lái mà không có ghế ngồi gắn chặt vào xe cùng dây an toàn được cài chắc chắn.

Cha mẹ không nên lái xe trong tư thế này, gây nguy hiểm cho cả bé lẫn bản thân

  • Không cho trẻ đứng, chơi đùa trên xe khi di chuyển.
  • Tuân thủ quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ từ 6 tuổi khi ngồi xe máy.
  • Tuyệt đối không cho trẻ ngồi trên xe máy mà không có người ngồi phía sau.
  • Luôn chủ động quan sát và chú ý tới trẻ trong mọi khoảnh khắc khi xe đang đi trên đường.
  • Chọn trang phục gọn gàng, thoải mái, phù hợp với thời tiết cho trẻ và đừng quên những phụ kiện đi kèm như khẩu trang, kính, mũ không những là những phụ kiện thời trang mà còn có tác dụng tránh gió, tránh côn trùng và vi khuẩn trong không khí tiếp xúc với trẻ...
  • Lái xe an toàn, tập trung lái xe, quan sát tình huống, đi với tốc độ chậm, tuân thủ luật giao thông đường bộ, góp phần làm giảm nguy cơ xảy ra va chạm và tai nạn.

>>> Tầm quan trọng của ghế ô tô cho trẻ khi đi đường

Những tình huống giao thông

 

Cha mẹ nên cho trẻ ngồi phía sau với đai an toàn

Mặc dù đã được trang bị những đồ dùng bảo vệ khi đi đường, nhưng không có gì đảm bảo các sự cố ngoài ý muốn không xảy ra. Những lúc như vậy, xử lý tình huống kịp thời, nhanh chóng là điều kiện bắt buộc để trẻ tránh khỏi những chấn thương nặng cho trẻ.

Trên hết, phòng tránh các tình huống bằng việc làm cụ thể là điều mà cha mẹ nên làm ngay khi đặt trẻ lên xe và chuẩn bị khởi hành.

>>> Sai lầm kinh điển khiến trẻ dễ bị gù lưng từ sơ sinh

Khu vực tay lái của xe

Tay ga và tay phanh là những bộ phận quan trọng và khá nhạy cảm. Đặc biệt là với tay ga, có rất nhiều trường hợp trẻ nghịch và vặn tay ga đột ngột khiến tai nạn thương tâm xảy ra.

Giải pháp cho cha mẹ:

  • Nhắc nhở con trẻ về vị trí này trước khi lên xe.
  • Dừng xe, tắt máy và rút chìa khóa khỏi ổ dù thời gian dừng có ngắn như thế nào.
  • Không cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngồi hoặc đứng ở phía sau tay lái.

Độ cao của xe và chiều cao của trẻ

Trẻ ngồi trên xe với tư thế không đúng, dễ gây nguy hiểm

Xe máy chắc chắn cao hơn so với trẻ. Điều này dẫn tới khi trẻ chơi đùa, nghịch ngợm trên xe, nếu bị ngã xuống sẽ gây ra tổn thương tùy mức độ. Hoặc khi ngồi trên xe, chân của trẻ có thể bị kẹp vào bánh xe.

Giải pháp cho cha mẹ:

  • Nhắc nhở con trẻ tuyệt đối không nằm, đung đưa hay đạp chân tay khi xe đang chạy.
  • Trẻ nhỏ thường rất hiếu động nhưng xương của trẻ lại chưa có đủ độ cứng cáp. Do vậy, trẻ dễ mất cân bằng là điều dễ hiểu. Cha mẹ cần quan sát và giữ chân trẻ ở vị trí cách xa bánh xe.
  • Thường xuyên kiểm tra tư thế và yêu cầu trẻ đặt chân ở vị trí như ban đầu nếu chân trẻ có sự dịch chuyển gần với bánh xe.
  • Trong trường hợp chân trẻ bị kẹp vào bánh xe, cha mẹ dùng phanh sau và lùi xe ngược lại sẽ dễ giải quyết hơn. Trong trường hợp chân trẻ kẹp quá sâu, có thể cắt nan hoa hoặc tháo bánh.

Hy vọng với những thông tin trên bài viết này, cha mẹ sẽ có những thông tin hữu ích phòng tránh trường hợp không mong muốn khi trẻ đi xe máy. Chúc cha mẹ và bé yêu có những hành trình an toàn và vui vẻ.

            

TAGS :