Từ khi sinh ra, sẽ có rất nhiều sự thay đổi đến với trẻ và cha mẹ. Một trong những sự thay đổi lớn nhất là giấc ngủ và thói quen ngủ của trẻ. Mẹ cùng tìm hiểu những thông tin này để chuẩn bị cho trẻ tốt nhất nhé.
Thói quen ngủ của trẻ thay đổi theo nhiều giai đoạn khác nhau trong năm đầu đời
Làm cha mẹ là một hành trình tuyệt vời mà không gì khác có thể so sánh được. Em bé chuẩn bị trải qua một số thay đổi đáng kinh ngạc, phát triển mạnh mẽ sau khi chào đời và giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng.
Cha mẹ có biết rằng: “Trung bình, một em bé tăng gấp ba lần cân nặng trong năm đầu đời? Không chỉ nặng hơn mà bé còn dài hơn. Những đứa trẻ một tuổi trung bình tăng 10inch trong 12 tháng đầu. Sự phát triển cũng không dừng lại ở đó. Trẻ còn phát triển các kỹ năng như học cách lăn, ngồi, bò và thậm chí có thể đi thành thục trong năm đầu tiên của cuộc đời”.
Dưới đây là một số thông tin về sự thay đổi trong giấc ngủ và thói quen ngủ của bé mà cha mẹ cần nắm bắt.
Từ khi sinh đến 3 tháng
Trẻ sơ sinh sẽ dành nhiều thời gian để ngủ. Trung bình trẻ có thể ngủ khoảng 16 – 17 giờ một ngày. Tuy vậy, đây không phải là một giấc ngủ lớn bởi sẽ xuất hiện những yếu tố tác động khiến giấc ngủ của trẻ bị phá vỡ và chia thành những giấc ngủ nhỏ.
Trong khoảng 1 đến 1,5 tháng sau sinh, em bé sẽ bắt đầu ngủ ít hơn, giảm xuống còn khoảng 14 – 16 giờ mỗi ngày. Và khi chúng được hai tháng, một số bé sẽ bắt đầu ngủ trong thời gian ngắn hơn vào ban ngày và thời gian dài hơn vào ban đêm (bé vẫn sẽ thức dậy nhiều vào ban đêm để nạp thức ăn).
Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ
Từ 3 đến 6 tháng
Sau khoảng 12 – 16 tuần đầu, em bé chính thức qua giai đoạn sơ sinh. Trong giai đoạn tiếp theo, những thay đổi về thói quen ngủ của trẻ có thể bao gồm những giấc ngủ ngắn vào ban ngày và giấc ngủ dài vào ban đêm.
Tuy vậy, mỗi đứa trẻ lại có sự khác nhau và cha mẹ không cần quá lo lắng nếu bé chưa có điều này. Việc ngủ trưa sẽ có nhiều khả năng trở nên rõ ràng hơn ở giai đoạn này. Ở bốn tháng tuổi, trẻ sơ sinh cần khoảng 5 giấc ngủ ngắn trong một ngày, trong khi một đứa trẻ sáu tháng tuổi thông thường sẽ cần ít hơn một chút khoảng ba hoặc bốn lần.
Cha mẹ có thể gặp phải vấn đề được gọi là hồi quy giấc ngủ trong giai đoạn phát triển này. Hồi quy giấc ngủ có thể khiến bé ngủ ít hơn và thức dậy thường xuyên hơn. Vì vậy, cha mẹ nên tập luyện dần cho bé thói quen ngủ đúng giờ và thực hiện các biện pháp để bé có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Từ 7 đến 9 tháng
Bé đã sẵn sàng đi theo lịch trình với nhiều hoạt động trong ngày. Trẻ có thể có 2 đến 3 giấc ngủ ngắn trong ngày. Và sẽ là hoàn toàn bình thường nếu trong lúc đang thực hiện công việc, trẻ có cơn buồn ngủ.
Lúc này, cha mẹ nên để trẻ ngủ tự nhiên. Khi trẻ được tám tháng tuổi, trẻ thực sự nên được ngủ trưa và sau đó là một chút chợp mắt vào buổi chiều. Nhưng không phải lúc nào mọi việc đều suôn sẻ như vậy.
Cha mẹ nên tập cho trẻ các thói quen ngủ đúng giờ
Trẻ có thể trải qua một cơn thoái triển giấc ngủ khác ở giai đoạn này. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự phát triển thể chất đang diễn ra mạnh mẽ khi trẻ học bò, học đứng và thậm chí là đi lại...
Mặc dù trẻ vẫn cần được nạp năng lượng vào ban đêm nhưng chắc chắn mẹ nên bắt đầu cai sữa ban đêm cho trẻ khi chúng được khoảng 9 tháng. Điều này sẽ giúp mẹ quyết định liệu em bé có cần cho ăn hay không, nếu chúng thức dậy là theo thói quen và không phải vì chúng thực sự đói.
Từ 10 đến 12 tháng
Ở độ tuổi này, phần lớn trẻ sơ sinh ngủ trọn vẹn vào ban đêm và chỉ bú sữa mẹ vào ban ngày. Tuy nhiên, vẫn có một số bé cần được cho ăn đêm đến một tuổi.
Tới thời điểm này, chắc chắn trẻ đã hình thành thói quen đi ngủ như một phần không thể thiếu mỗi ngày. Cha mẹ nên có giờ đi ngủ đều đặn, đúng thời điểm và cùng thực hiện với trẻ. Đây là một yếu tố rất cần thiết để tạo ra lịch trình lành mạnh hàng ngày cho trẻ.