Làm thế nào để đối phó với các vấn đề ăn dặm của trẻ khi mới bắt đầu

Ăn dặm là giai đoạn mà nhiều cha mẹ luôn sợ hãi bởi rất nhiều vấn đề phát sinh với trẻ trong giai đoạn này. Chuyên gia sẽ giúp cha mẹ giải quyết những vấn đề thường gặp nhất khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm ngay trong bài viết dưới đây.

Trẻ chỉ thích ăn một số thực phẩm 

Hầu hết trẻ mới bắt đầu ăn dặm chỉ ăn một vài loại thực phẩm cụ thể. Đây là hiện tượng bình thường trong sự phát triển của trẻ. Hiện tượng này được gọi là Neophobia – nỗi sợ thực phẩm mới. Nhiều trẻ trải nghiệm điều này đến khoảng hai tuổi. Mẹ hãy yên tâm vì trẻ sẽ tự vượt qua được giai đoạn này. 

Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ có xu hướng ăn những gì trẻ biết. Trẻ cần thời gian để biết rằng những thực phẩm lạ là an toàn và thú vị để ăn. Trẻ sẽ có được sự tự tin bằng cách xem cha mẹ và người thân thưởng thức các món ăn mà trẻ không chắc chắn. 

Trẻ ăn dặm luôn có nhiều vấn đề khiến cha mẹ đau đầu khi tìm giải pháp 

Hãy thử những mẹo sau để làm cho trẻ có bữa ăn dặm như ý muốn:

  • Vận động nhẹ nhàng và chơi các trò chơi tích cực sẽ giúp trẻ ăn nhiều lên trong bữa ăn.
  • Cố gắng duy trì các bữa ăn với tất cả các thành viên trong gia đình càng nhiều càng tốt. Khi trẻ được ăn với cha mẹ, trẻ sẽ làm quen với món ăn nhanh hơn và tiếp nhận thức ăn tốt hơn.
  • Luôn xây dựng tinh thần tích cực và vui vẻ trong bữa ăn của gia đình. Khi trẻ thấy cha mẹ ăn ngon miệng, trẻ có xu hướng tiếp nhận đồ ăn mới hào hứng hơn.
  • Cho trẻ ăn theo lịch sinh hoạt hàng ngày của gia đình với giờ giấc cố định. Trung bình, mẹ nên cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2 hoặc 3 bữa phụ trong ngày.
  • Liên tục thay đổi thực đơn để giúp trẻ có cơ hội tiếp xúc với món ăn mới thường xuyên. Việc ăn mãi những món quen thuộc khiến trẻ rất nhanh chán. Vậy nên, khoảng 3 – 5 ngày, hãy giới thiệu một món ăn mới cho trẻ vào 1 trong 3 bữa chính trong ngày.
  • Áp dụng các phần ăn nhỏ cho trẻ để tránh trường hợp trẻ bị choáng ngợp bởi những đĩa lớn và mất cảm giác ngon miệng.

Làm thế nào để biết trẻ đã ăn no

Điều quan trọng là cần bình tĩnh và lạc quan khi giải quyết các vấn đề

Các dấu hiệu cho thấy trẻ đã có đủ thức ăn bao gồm:

  • Giữ im lặng khi được cung cấp thêm thức ăn
  • Nếu trẻ đã biết nói, trẻ sẽ lên tiếng từ chối 
  • Trẻ có các cử chỉ như lắc đầu hoặc xua tay khỏi thức ăn được cung cấp
  • Trẻ đẩy hoặc xếp dụng cụ ăn uống đi 
  • Từ chối nuốt thức ăn hoặc nhổ ra
  • Trẻ rời khỏi ghế ăn hoặc cố gắng rời khỏi đó
  • Trẻ khóc hoặc la hét
  • Trẻ nôn

Đừng cố ép trẻ em theo cảm tính bản thân. Mẹ không phải quá lo lắng về việc trẻ bị đói bởi trẻ hoàn toàn có thể nạp thêm năng lượng qua các bữa ăn khác trong ngày. 

Nên và không nên làm gì khi cho trẻ ăn dặm

Trẻ ăn dặm thành công khi mẹ biết áp dụng các biện pháp

Dưới đây là một số mẹo giúp mẹ giữ cho bữa ăn của trẻ trở nên tích cực và không căng thẳng:

  • Đừng dỗ dành, muộc chuộc hay nài nỉ trẻ ăn bất cứ thứ gì trẻ không muốn bởi cha mẹ có thể khiến trẻ sợ hãi về thức ăn và ăn nhiều hơn những gì trẻ cần.
  • Đừng cung cấp món tráng miệng như một phần thưởng vì điều này khiến trẻ ít có cơ hội thưởng thức các thực phẩm lành mạnh hơn khi lớn lên.
  • Đừng quên nước uống cho trẻ: Trẻ ăn dặm cần từ 350ml – 500ml sữa mỗi ngày. Hãy cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ đến khi trẻ 2 tuổi. Ngoài sữa mẹ, có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức hoặc sữa bò tiệt trùng. Với nước trái cây, hãy pha loãng theo tỷ lệ 10 phần nước với một phần nước trái cây và chỉ cho trẻ uống trong bữa ăn để phòng nguy cơ sâu răng cho trẻ.
  • Đừng xếp các bữa ăn phụ quá gần bữa ăn chính. Mỗi bữa ăn nên cách nhau từ 2 – 3h. Đặc biệt, không cho trẻ ăn đồ ngọt ngay sau bữa chính vì có hại cho dạ dày và việc tiêu hóa của trẻ.
  • Đừng hoãn việc giới thiệu món ăn mới cho trẻ. Có thể trong 1 – 2 lần đầu, trẻ từ chối nhưng trong các lần tiếp theo, trẻ sẽ thử món mới đó. Một số trẻ cần được cung cấp một loại thực phẩm mới từ 10 đến 15 lần trước khi chúng cảm thấy đủ tự tin để thử nó.

Theo Babycenter


 
 

TAGS :